Đang xử lý

CẨM NANG NHẢY VIỆC

Việc thay đổi công việc đó là điểu dễ hiểu, nếu là bạn dù ít dù nhiều bạn cũng đã từng thay đổi công việc của mình một hoặc vài lần, nhưng khi thay đổi công việc bạn có biết mục tiêu của bạn là gì không, hay vì công việc buồn chán hoặc chán nản với môi trường làm việc hiện tại đi tim một môi trường mới, rồi làm được thời gian lại nhảy sang chỗ khác để đi tìm cảm giác mới. Dù thế nào đi nữa trước khi quyết định thay đổi công việc bạn cần phải quan tâm đến nhiều vấn đề.
  • 15/03/2023
  •  | 
  • Lượt xem: 2305

 

nhay-viec-w825.webp

Mục tiêu, mục đích của nhảy việc là gì

Đối với mỗi người đều có một mục tiêu riêng và bạn cũng vậy, đang trên con đường sự nghiệp, mỗi lần nhảy việc sẽ tạo ra những bước ngoặt trên con đường đó. Mục tiêu của bạn muốn hướng tới là gì, và việc nhảy việc đó có nằm trong kế hoạch của bạn không hay nó bộc phát sau khi bạn vào làm việc, sau khi nghỉ việc bạn sẽ chuyển sang một công việc mới như thế nào, nó có nằm trong mục tiêu nghề nghiệp của bạn không, rất nhiều thứ phải cân nhắc trước khi nhảy việc, trong một thời gian ngắn mà bạn nhảy việc quá nhiều thì tôi nghĩ không do vấn đề công việc mà là bạn đang có vấn đề.

muc-tieu-w825.webp

Vì vậy nếu bạn muốn nhảy việc thì hãy xem nó nằm trong kế hoạch của bạn và bạn đang kiểm soát được tình hình hiện tại, nhảy việc là để bạn tiến bộ hơn, bạn bước lên một nấc thang mới ở môi trường mới thì đó có thể xem là nhảy việc thành công.

Chuẩn bị gì trước khi nhảy việc

Trước khi bước lên nấc thang mới chắc chắn bạn phải có sự chuẩn bị trước, nếu không có sự chuẩn bị bạn sẽ rất khó nắm bắt được khi cơ hội đến, chẳng hạn như công việc bạn sắp chuyển qua ở một vị trí cao hơn đòi hỏi phải giao tiếp tốt tiếng anh, tuy nhiên bạn thì chưa thể giao tiếp tốt, vậy thì bạn phải lấp đầy ngay trước khi nhảy việc.

skill-w825.webp

Thực lòng mà nói bạn có rất nhiều thứ để chuẩn bị chứ không đơn thuần là kỹ năng ngoại ngữ, còn rất nhiều điều bạn cần phải hoàn thiện như kỹ năng chuyên môn, kỹ năng ứng giao tiếp ứng xử, đàm phán thương lượng, kỹ năng quản lý lãnh đạo...hoàn thiện bản thân để trở thành ứng viên sáng giá nhất cho vị trí công việc mà bạn sắp chuyển qua.

Theo các chuyên gia nhân sự, các CEO thì họ không mấy đề cao những CV nhảy việc nhiều trong thời gian ngắn, họ nghĩ bạn có thể là người có năng lực, có kinh nghiệm, tuy nhiên bạn chưa cống hiến được nhiều cho các công ty cũ và khả năng nhảy việc của bạn làm cho họ phải suy nghĩ.

Hãy giữ ấn tượng tốt với công ty cũ

sep-cu-w825.webp

Dù bạn đi đâu về đâu, dù bạn làm quản lý hay CEO thì trên con đường sự nghiệp mà bạn đi có thể sẽ gặp lại họ, biết đâu những mối quan hệ tốt đẹp của bạn, ấn tượng về bạn trong lòng họ, sẽ giúp bạn rất nhiều để đi đến thành công.

Nên làm công hay làm ông chủ

Đây cũng là vấn đề mà nhiều bạn trẻ quan tâm hiện nay, đó là nhảy việc chuyển từ làm công sang làm ông chủ hoặc nhảy việc để có vị trí cao hơn trong một công ty khác. Chắc hẳn ai cũng muốn làm ông chủ cả, dù là chủ một công ty nhỏ hay một doanh nghiệp tư nhân cũng tốt, làm chủ họ hoàn toàn chủ động và toàn quyền quyết định mọi thứ, nhanh giàu có và có địa vị trong xã hội, lời nói của họ có giá trị hơn.

lua-chon-w825.webp

Tuy nhiên hãy thận trọng trước khi bạn muốn phát triển sự nghiệp của riêng bạn, bởi vì thương trường là chiến trường, không đơn giản mà những CEO kia họ trở nên thành công như vậy, có thể bạn không hề biết 10 hay 15 năm trước họ đã từng làm công như bạn, và họ cũng đã phải làm việc 16h mỗi ngày, 7 ngày trong tuần, trong khi bạn đang thảnh thơi cùng gia đình thì họ đang phải lập ra kế hoạch kinh doanh, quản lý tài chính, hy sinh tất cả để có được ngày hôm nay.

Vì vậy nếu bạn có niềm tin và hoài bão, có kiến thức và kỹ năng, hãy chuẩn bị tinh thần cho một kế hoạch mới, chấp nhận hy sinh nhiều thứ khác để theo đuổi đam mê và thành công.

Xem thêm

BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC

Viecoi.vn: Đăng tin tuyển dụng miễn phí

Viecoi.vn: Tìm việc làm - Đăng tin tuyển dụng miễn phí

Đăng ký tài khoản tuyển dụng nhanh tại đây

 

Từ khóa:

Bí Quyết Thành Công Nhảy Việc

Người khác đã xem

Nhiều người đọc

1

NHỮNG THÁCH THỨC TRONG QUẢN LÝ NHÂN SỰ

Công việc quản lý nhân sự không hề dễ dàng gì, nhất là khi nguồn nhân lực còn yếu kém. Người quản lý nhân sự chưa được chuyên nghiệp.


2

Chuyên viên tuyển dụng cần kỹ năng gì?

Nhân sự chính là tài sản lớn nhất và quan trọng nhất của công ty, kinh tế càng phát triển sự cạnh tranh càng trở nên khốc liệt, vai trò của chuyên viên nhân sự trong công ty càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.


3

HỒ SƠ CÔNG VIỆC LÀ GÌ? CÁCH VIẾT MỘT HỒ SƠ CÔNG VIỆC HAY

Hồ sơ công việc, còn được gọi là mô tả công việc, tóm tắt các chi tiết của một vị trí. Một mục tiêu chính của hồ sơ công việc là giúp người quản lý tuyển dụng xác định liệu các ứng cử viên có phù hợp với vị trí hay không. Hồ sơ công việc là một công cụ được sử dụng bởi các chuyên gia nguồn nhân lực để mô tả đầy đủ các chức năng liên quan đến vai trò việc làm cá nhân. Nó cũng vạch ra các tiêu chuẩn và trình độ giáo dục cần thiết cho một vị trí. Hồ sơ công việc có thể giúp các nhà quản lý nhân sự


4

ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP LÀ GÌ? CÁC YẾU TỐ XÁC ĐỊNH ĐỂ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP?

Chuẩn mực đạo đức của công ty cũng là một trong những yếu tố xác định đạo đức nghề nghiệp. Khi một công ty phát triển lớn hơn, tiêu chuẩn của đạo đức có xu hướng tăng. Bất kỳ hành vi phi đạo đức hay hành vi gây nguy hiểm cho danh tiếng, hình ảnh công đều được lên án gay gắt. Do đó, hầu hết các công ty đang rất thận trọng trong vấn đề này. Họ ban hành hướng dẫn cụ thể cho cấp dưới của họ liên quan đến các công việc cụ thể tại công ty.


5

PHONG CÁCH LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI NHẬT

Bạn có biết nơi nào chỉ dành cho những con người làm hết sức chơi hết mình không, tôi biết có một nơi mà ở đó là những con người làm việc chăm chỉ, sáng tạo suốt cả ngày nhưng không hề than phiền về điều đó, một phong cách làm việc riêng đã tạo nên nền văn hóa doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới, bạn đã từng nghe đến cái tên Honda, Toyota, Missushita…


6

HỌC HỎI PHONG CÁCH LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI NHẬT

Nói đến tác phong làm việc chắc chắn các bạn sẽ nghĩ ngay đến người Nhật, không phải tự nhiên mà người Nhật được cả thế giới xem trọng tác phong làm việc của họ, vậy điều gì đã giúp họ thành công như thế.


7

MỨC LƯƠNG CÓ PHẢI LÀ YẾU TỐ ĐẦU TIÊN THU HÚT NHÂN TÀI?

Trong môi trường kinh kinh doanh mà tính cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt, nhân tố con người ngày càng trở nên quan trọng, vì vậy mà các doanh nghiệp phải có những chính sách để có thể thu hút được nhân tài, giữ chân được họ cống hiến cho công ty, điều đó không hề dễ dàng nếu như không có chiến lược cụ thể.


8

ĐẠO ĐỨC LÀM VIỆC NƠI CÔNG SỞ

Nơi công sở là một tập thể gắn kết với nhau trong công việc và hoạt động chung của công ty đơn vị đó, vì thế sự tôn trọng lắng inghe nhau là điều hết sức cần thiết mà người ta gọi đó là “ đạo đức nghề nghiệp nơi công sở “


9

NHỮNG KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM KHI THAM GIA CÔNG TÁC CÙNG ĐỒNG ĐỘI

Ứng xử linh hoạt và cách làm việc hiệu quả cùng đội nhóm sẽ phản ánh tính chuyên nghiệp trong mỗi cá nhân đáp ứng yêu cầu công việc.


10

KHÍCH LỆ TINH THẦN LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN

Không cần phải bỏ ra quá nhiều tiền để động viên, khích lệ nhân viên, nhưng việc nâng cao giá trị của công ty và tôn trọng những giá trị của nhân viên là điều cần thiết vì nhờ có nhân viên mà doanh nghiệp mới có thể thành công. Người lãnh đạo biết cách động viên, khích lệ sẽ giúp cho việc kinh doanh thuận lợi hơn.


 

Gợi ý việc làm