Đang xử lý

MẸO

Với nhiều người, cụm từ “ trang phục để thành công” gợi lên hình ảnh người đàn ông trong bộ com lê, thắt cà vạt, mái tóc chải ngược với khuôn mặt nhẵn nhụi. Trang phục công sở trở thành hình ảnh đại diện cho sự thành công.
  • 15/03/2023
  •  | 
  • Lượt xem: 1400

 Ở một mức độ nào đó, điều này trở nên có lý. Khi bạn hình dung về một căn phòng  đầy những doanh nhân hạng C-level (**), gần như chắc chắn rằng, bạn sẽ hình dung họ trong những bộ trang phục tỉ mỉ, giống nhau và đúng những chuẩn mực của “trang phục công sở”.

Tuy nhiên, những nghiên cứu cho thấy công chúng hay đánh giá những người thích tuân thủ nội quy hay mặc com lê, thắt cà vạt thì ít uy tín hơn những người không tuân theo luật lệ nào cả, họ chọn mặc bất kì thứ gì họ thích.

Khảo sát

Một khảo sát được tiến hành tại đại học Harvard, 159 người tham gia đọc một câu chuyện ngắn về một vị giáo sư. Những người tham gia đã có 2 ý kiến trái chiều mô tả về giáo sư: một nhóm cho rằng vị Giáo sư ăn mặc rất chỉnh tề với bộ com lê và cà vạt, bảnh bao, gọn gàng và sạch sẽ. Một nhóm khác lại cho rằng ông ấy đến lớp trong chiếc áo thun thông thường, gầy gòm, mảnh khảnh, và có một bộ râu rậm rạp. Khác với những mô tả trái chiều đó, câu chuyện về vị giáo sư được đưa ra  là giống nhau.

Khi được đề nghị phán đoán về trình độ chuyên môn của vị Giáo sư, những người tham gia cho rằng để có thể đi làm trong bộ dạng nhết nhác, mặc những bộ đồ “bình thường” cho thấy, chắc hẳn vị giáo sư đã có được sự tín nhiệm cao hơn so với những đồng nghiệp khác của mình. Xuyên suốt suy nghĩ của họ, một vị giáo sư với cách ăn mặc như thế mà vẫn giữ được công việc hiện tại thì chắc hẳn ông ấy phải rất giỏi. Một luồng ý kiến khác thì lại cho rằng,rõ ràng, vị giáo sư cảm thấy mình cần phải mặc lịch thiệp mỗi ngày, để tạo cảm giác ông là người có thẩm quyền.

Một khảo sát tương tự được tiến hành ở Ý. Một người trợ lý cửa hàng, đã được đề nghị đọc một câu chuyện về khách hàng nữ đến cửa hàng, với những loại trang phục khác nhau. Giữa  một người mặc những chiếc váy sang trọng, áo khoác lông thú, giày cao gót, mang đồng hồ đắt tiền và một người mặc bộ quần áo tập thể dục, mang dép và đeo đồng hồ rẻ tiền. Người trợ lý được hỏi ,người nào nhiều khả năng sẽ mua hàng hơn? Trớ trêu thay, người bán hàng cho rằng người phụ nữ mặc bộ đồ thể dục, mang dép, nhiều khả năng sẽ mua hàng. Họ tin rằng, những người phụ nữ thành công hơn, khá giả hơn là người mặc bộ đồ thể dục, vì những người này cảm thấy không cần thiết phải mặc đẹp để đi mua thứ mà họ thích.

Kết luận

Gần đây, định nghĩa về “ trang phục để thành công” đã có sự thay đổi. Như trước đây, nó được xem là một phần không thể thiếu, thì nay, nó chỉ mang vai trò như một cách thể hiện bản thân . Mặt khác, những người thích ăn mặc theo cách riêng của họ thường không quan trọng chuyện ăn mặc của mình có phù hợp với những chuẩn mực xã hội hay là không. Steve Jobs nổi tiếng với chiếc áo len cao cổ đen mà ông mặc trong suốt các buổi thông cáo báo chí. Ông không cố gây ấn tượng  với mọi người bằng bộ vét, ông  tạo sự kinh ngạc cho mọi người bằng những ý tưởng. Hầu như chúng ta luôn thấy Mark Zuckerberg trong chiếc áo thun xám kết hợp với quần jean. Anh không muốn lãng phí thời gian để làm hoàn hảo cuộc sống riêng của mình mỗi ngày. Nếu bạn thấy mọi người trên đường phố và không biết họ là ai, bạn sẽ không nghĩ họ là tỉ phú. Nhưng đó là điểm mấu chốt : họ muốn khẳng định mình bằng những ý tưởng, không phải bằng vẻ bề ngoài.

Đồng phục

Vậy, trang phục để thành công nghĩa là gì? Tất cả còn tùy thuộc vào hoàn cảnh. Các bác sỹ có thể mặc blouse trắng, áo phẫu thuật, hay đôi khi chỉ là một bộ trang phục lịch sự, tùy thuộc họ đang khám bệnh, phẫu thuật hay đơn giản chỉ là tư vấn khám bệnh. Cảnh sát, nhân viên an ninh có thể mặc đồng phục hoặc không, còn tùy thuộc vào đó là nhiệm vụ cảnh vệ hay truy bắt tội phạm. Các vận động viên dĩ nhiên sẽ mặc đồng phục khi trên sân đấu, nhưng ngay sau đó sẽ thay trang phục vụ hợp cho buổi họp báo.

Đúc kết

“Trang phục để thành công” được đúc kết từ những kinh nghiệm tuyệt vời nhất trong việc chọn trang phục sao cho đúng. Thật ra, con người bên trong bộ quần áo mới chính là yếu tố quyết định sự thành công.

**C-level: thuật ngữ chỉ những người làm ở vị trí cấp cao như CTO (chief technology officer), CFO (chief financial officer); CKO (chief knowledge officer), v…v..

“Bài được dịch từ nguồn www.lifehack.org”

Xem thêm

BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC

Viecoi.vn: Đăng tin tuyển dụng miễn phí

Viecoi.vn: Tìm việc làm - Đăng tin tuyển dụng miễn phí

Đăng ký tài khoản tuyển dụng nhanh tại đây

Từ khóa:

Phong Cách Lời Khuyên Mẹo Bí Quyết Thành Công

Người khác đã xem

Nhiều người đọc

1

NHỮNG THÁCH THỨC TRONG QUẢN LÝ NHÂN SỰ

Công việc quản lý nhân sự không hề dễ dàng gì, nhất là khi nguồn nhân lực còn yếu kém. Người quản lý nhân sự chưa được chuyên nghiệp.


2

Chuyên viên tuyển dụng cần kỹ năng gì?

Nhân sự chính là tài sản lớn nhất và quan trọng nhất của công ty, kinh tế càng phát triển sự cạnh tranh càng trở nên khốc liệt, vai trò của chuyên viên nhân sự trong công ty càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.


3

HỒ SƠ CÔNG VIỆC LÀ GÌ? CÁCH VIẾT MỘT HỒ SƠ CÔNG VIỆC HAY

Hồ sơ công việc, còn được gọi là mô tả công việc, tóm tắt các chi tiết của một vị trí. Một mục tiêu chính của hồ sơ công việc là giúp người quản lý tuyển dụng xác định liệu các ứng cử viên có phù hợp với vị trí hay không. Hồ sơ công việc là một công cụ được sử dụng bởi các chuyên gia nguồn nhân lực để mô tả đầy đủ các chức năng liên quan đến vai trò việc làm cá nhân. Nó cũng vạch ra các tiêu chuẩn và trình độ giáo dục cần thiết cho một vị trí. Hồ sơ công việc có thể giúp các nhà quản lý nhân sự


4

ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP LÀ GÌ? CÁC YẾU TỐ XÁC ĐỊNH ĐỂ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP?

Chuẩn mực đạo đức của công ty cũng là một trong những yếu tố xác định đạo đức nghề nghiệp. Khi một công ty phát triển lớn hơn, tiêu chuẩn của đạo đức có xu hướng tăng. Bất kỳ hành vi phi đạo đức hay hành vi gây nguy hiểm cho danh tiếng, hình ảnh công đều được lên án gay gắt. Do đó, hầu hết các công ty đang rất thận trọng trong vấn đề này. Họ ban hành hướng dẫn cụ thể cho cấp dưới của họ liên quan đến các công việc cụ thể tại công ty.


5

PHONG CÁCH LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI NHẬT

Bạn có biết nơi nào chỉ dành cho những con người làm hết sức chơi hết mình không, tôi biết có một nơi mà ở đó là những con người làm việc chăm chỉ, sáng tạo suốt cả ngày nhưng không hề than phiền về điều đó, một phong cách làm việc riêng đã tạo nên nền văn hóa doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới, bạn đã từng nghe đến cái tên Honda, Toyota, Missushita…


6

HỌC HỎI PHONG CÁCH LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI NHẬT

Nói đến tác phong làm việc chắc chắn các bạn sẽ nghĩ ngay đến người Nhật, không phải tự nhiên mà người Nhật được cả thế giới xem trọng tác phong làm việc của họ, vậy điều gì đã giúp họ thành công như thế.


7

MỨC LƯƠNG CÓ PHẢI LÀ YẾU TỐ ĐẦU TIÊN THU HÚT NHÂN TÀI?

Trong môi trường kinh kinh doanh mà tính cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt, nhân tố con người ngày càng trở nên quan trọng, vì vậy mà các doanh nghiệp phải có những chính sách để có thể thu hút được nhân tài, giữ chân được họ cống hiến cho công ty, điều đó không hề dễ dàng nếu như không có chiến lược cụ thể.


8

ĐẠO ĐỨC LÀM VIỆC NƠI CÔNG SỞ

Nơi công sở là một tập thể gắn kết với nhau trong công việc và hoạt động chung của công ty đơn vị đó, vì thế sự tôn trọng lắng inghe nhau là điều hết sức cần thiết mà người ta gọi đó là “ đạo đức nghề nghiệp nơi công sở “


9

NHỮNG KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM KHI THAM GIA CÔNG TÁC CÙNG ĐỒNG ĐỘI

Ứng xử linh hoạt và cách làm việc hiệu quả cùng đội nhóm sẽ phản ánh tính chuyên nghiệp trong mỗi cá nhân đáp ứng yêu cầu công việc.


10

KHÍCH LỆ TINH THẦN LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN

Không cần phải bỏ ra quá nhiều tiền để động viên, khích lệ nhân viên, nhưng việc nâng cao giá trị của công ty và tôn trọng những giá trị của nhân viên là điều cần thiết vì nhờ có nhân viên mà doanh nghiệp mới có thể thành công. Người lãnh đạo biết cách động viên, khích lệ sẽ giúp cho việc kinh doanh thuận lợi hơn.


 

Gợi ý việc làm