Đang xử lý

Có một điều hiển nhiên rằng những người có trình độ và chuyên môn thì họ luôn có suy nghĩ và câu chữ hay hơn hẳn so với những người không chuyên. Dưới đây là 30 câu đơn giản mà bạn không bao giờ nên sử dụng nếu muốn thành công trong công việc.

Chửi thề

Việc bạn chửi thề trong mọi trường hợp không chỉ khiến cho mọi người nghĩ bạn là một người tầm thường, mà còn là một người thiếu sáng tạo đến nỗi chẳng thể nghĩ ra được một cách xúc phạm nào khác.

Chúng tôi luôn làm theo cách này

Đây là câu nói dành cho kẻ không đủ khả năng hay không sẵn lòng để suy nghĩ một cách làm tốt hơn.

Tôi không sợ

Đôi khi bạn nên biết sợ. Bởi vì làm chủ nỗi sợ thì tốt hơn là hoàn toàn không có nó.

Vâng (khi bạn thật sự muốn nói Không)

Bạn nói với ai rằng bạn sẽ làm việc gì đó trong khi bạn thật sự không có ý định đó chứng tỏ bạn không hề quan tâm đến điều mà họ muốn.

Tôi rất quan trọng

Theo Margeret Thatcher: Việc trở thành người quyền lực cũng giống như bạn trở thành một quý cô vậy. Khi bạn phải nói với ai đó bạn là người như thế nào, tốt nhất là chẳng nói gì cả.

Đang buồn à?

Bạn không cần thiết phải hỏi câu này. Bạn hoàn toàn có thể tự mình nhận ra điều đó mà.

Có thể, Như là

Những từ mang tính không chắc chắn như thế thì có thể chấp nhận cho các cô cậu thiếu niên 15 tuổi. Một người mang đẳng cấp Pro thì phải có đủ tự tin để không vấp phải những lỗi như vậy.

Theo đúng nghĩa đen của nó đấy

Cũng tương tự như những câu trước, khi dùng từ này quá thường xuyên để miêu tả sự việc gì đó chứng tỏ ngoài cái  nghĩa đen ấy bạn không thể liên tưởng đến bất kỳ cái  nghĩa bóng nào.

Tôi tưởng anh sẽ làm thế

Đây là lời nói của những kẻ chỉ muốn đùn đẩy trách nhiệm cho người khác mà không cần trao đổi.

Điều đó là không thực hiện được

Nói như thế chẳng khác nào bạn thẳng thừng bác bỏ những ý tưởng mới mà không cho họ cơ hội giải thích cho mọi người những vấn đề của ý tưởng đó, cũng đồng nghĩa với việc bạn không sẵn lòng thích nghi với môi trường biến hóa của công việc.

Bạn hiểu nhầm rồi

Đôi khi xảy ra những thất bại đáng tiếc vì hiểu lầm. Sau đó bạn hoàn toàn hiểu sai công việc mình được phân công. Nhưng đây cũng là câu cửa miệng của những người hứa rồi lại tìm cách rút lại lời hứa.

Xin lỗi tôi đến trễ

Đúng giờ là một trong những điều quan trọng nhất cho bất kỳ công việc nào. Nếu bạn trễ hẹn thì bạn đã cho đối phương thấy bạn chẳng quan tâm gì đến thời gian của họ.

Bởi vì tôi là sếp

Với câu nói này bạn không thể thuyết phục mọi người nghe theo mình, mà chỉ làm cho bản thân phải hứng chịu sự oán trách và làm cho đối phương bực tức theo cái cách mà những kẻ hống hách thường làm.

Xin lỗi

Có quá nhiều người nghĩ rằng xin lỗi là tất cả những việc có thể làm cho những sai lầm của mình. Hãy sữa chữa nó, đừng nên chỉ nói xin lỗi.

Tôi đang chán

Chán nản chỉ là một trạng thái tâm lý mà bạn có thể tự mình xóa bỏ nó. Tìm việc gì đó làm đi, mọi ngành nghề đều có việc cần phải được hoàn thành mà.

Tôi bận lắm

Có thể là bạn đang bận, nhưng nói điều đó với mọi người sẽ chẳng thể hoàn thành bất cứ việc gì cả. Điều đó chỉ khiến cho mọi người nghĩ bạn là một kẻ vô cảm chỉ biết chăm chăm vào việc của bản thân mà thôi.

Chơi trội

Chẳng ai lại thích một kẻ đáp lại câu chuyện của họ bằng cách cướp lời rồi lại còn kể một chuyện khác thậm chí là hay hơn cả chuyện của họ.

Không phải lỗi của tôi

Một người chuyên nghiệp thì nên nhìn thẳng vào rắc rối và suy nghĩ hướng giải quyết, không nên cố tìm người nhận trách nhiệm.

Tôi không thể làm hết tất cả được

Sẽ chẳng có gì sai khi thừa nhận mình cần sự giúp đỡ. Nhưng hãy chắc chắn rằng bạn thật sự cần người giúp mà không tìm lý do biện giải cho sự lười biếng.

Đồn đại

Bạn là một người chuyên nghiệp. Việc của bạn là hoàn thành công việc của mình chứ không phải chát chít về những tin tức cá nhân nóng hổi nhưng lại không liên quan đến công việc.

Chi tiết, chi tiết hơn

Những chi tiết vụng vặt đôi khi chúng làm chúng ta không phân biệt được giữa thứ tầm thường và điều tốt đẹp, giữa điều tốt đẹp và sự vĩ đại.

Tôi chỉ làm theo lệnh

Làm tăng thêm sự trách cứ, và gáng trách nhiệm đó cho cấp trên của bạn? Điều này thường không đi đến một Happy Ending nào đâu.

Tôi có một kế hoạch lớn!

Ai cũng có thể có 1 kế hoạch cả. Nhưng thực hiện nó mới là vấn đề.

Tôi sẽ giải quyết sau

Chần chừ không phải là dấu hiệu của một dân chuyên.

Tôi biết nhiều hơn

Không có gì làm tăng phẩm giá của bản thân bằng sự khiêm tốn. Sẽ không ai thích bạn khi nghe được câu này và bạn sẽ trông thật kệch cỡm, thiếu chuyên nghiệp.

Lẩm bẩm

Nói to và rõ ràng là một điều thiết yếu của một Professional. Nếu bạn có thói quen lầm bầm trong miệng, một vài cái vỗ nhẹ sẽ giúp được bạn đấy.

Wow, cô em đó thật....

Hãy đi đến hộp đêm nếu bạn muốn trêu ghẹo ai đó. Đừng làm thế ở công ty.

Điều đó sẽ không xảy ra đâu

Có nhiều cách tốt hơn để làm bạn trông Pro hơn những câu từ chối theo cách này.

Tôi bỏ cuộc

Đôi khi bạn buộc phải bỏ cuộc. Nhưng nói điều đó ra như vậy chỉ làm mọi việc trông thật bi kịch và cho thấy bạn không đủ khả năng kềm chế cảm xúc.

Không nói gì cả

Hãy luôn sẵn lòng nói chuyện với mọi người. Nếu bạn chẳng nói gì, mọi người sẽ đặt ra những giả thuyết mà đôi khi không đúng về bạn, và họ sẽ có khuynh hướng phản đối bạn.

Cùng tìm kiếm công việc viecoi.vn phù hợp nhé !

Viecoi.vn: Tìm việc làm - Đăng tin tuyển dụng miễn phí

Từ khóa:

Giao Tiếp Văn Hóa Đạo Đức Lời Khuyên Ứng Xử

Người khác đã xem

Nhiều người đọc

1

NHỮNG THÁCH THỨC TRONG QUẢN LÝ NHÂN SỰ

Công việc quản lý nhân sự không hề dễ dàng gì, nhất là khi nguồn nhân lực còn yếu kém. Người quản lý nhân sự chưa được chuyên nghiệp.


2

Chuyên viên tuyển dụng cần kỹ năng gì?

Nhân sự chính là tài sản lớn nhất và quan trọng nhất của công ty, kinh tế càng phát triển sự cạnh tranh càng trở nên khốc liệt, vai trò của chuyên viên nhân sự trong công ty càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.


3

HỒ SƠ CÔNG VIỆC LÀ GÌ? CÁCH VIẾT MỘT HỒ SƠ CÔNG VIỆC HAY

Hồ sơ công việc, còn được gọi là mô tả công việc, tóm tắt các chi tiết của một vị trí. Một mục tiêu chính của hồ sơ công việc là giúp người quản lý tuyển dụng xác định liệu các ứng cử viên có phù hợp với vị trí hay không. Hồ sơ công việc là một công cụ được sử dụng bởi các chuyên gia nguồn nhân lực để mô tả đầy đủ các chức năng liên quan đến vai trò việc làm cá nhân. Nó cũng vạch ra các tiêu chuẩn và trình độ giáo dục cần thiết cho một vị trí. Hồ sơ công việc có thể giúp các nhà quản lý nhân sự


4

ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP LÀ GÌ? CÁC YẾU TỐ XÁC ĐỊNH ĐỂ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP?

Chuẩn mực đạo đức của công ty cũng là một trong những yếu tố xác định đạo đức nghề nghiệp. Khi một công ty phát triển lớn hơn, tiêu chuẩn của đạo đức có xu hướng tăng. Bất kỳ hành vi phi đạo đức hay hành vi gây nguy hiểm cho danh tiếng, hình ảnh công đều được lên án gay gắt. Do đó, hầu hết các công ty đang rất thận trọng trong vấn đề này. Họ ban hành hướng dẫn cụ thể cho cấp dưới của họ liên quan đến các công việc cụ thể tại công ty.


5

PHONG CÁCH LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI NHẬT

Bạn có biết nơi nào chỉ dành cho những con người làm hết sức chơi hết mình không, tôi biết có một nơi mà ở đó là những con người làm việc chăm chỉ, sáng tạo suốt cả ngày nhưng không hề than phiền về điều đó, một phong cách làm việc riêng đã tạo nên nền văn hóa doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới, bạn đã từng nghe đến cái tên Honda, Toyota, Missushita…


6

HỌC HỎI PHONG CÁCH LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI NHẬT

Nói đến tác phong làm việc chắc chắn các bạn sẽ nghĩ ngay đến người Nhật, không phải tự nhiên mà người Nhật được cả thế giới xem trọng tác phong làm việc của họ, vậy điều gì đã giúp họ thành công như thế.


7

MỨC LƯƠNG CÓ PHẢI LÀ YẾU TỐ ĐẦU TIÊN THU HÚT NHÂN TÀI?

Trong môi trường kinh kinh doanh mà tính cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt, nhân tố con người ngày càng trở nên quan trọng, vì vậy mà các doanh nghiệp phải có những chính sách để có thể thu hút được nhân tài, giữ chân được họ cống hiến cho công ty, điều đó không hề dễ dàng nếu như không có chiến lược cụ thể.


8

ĐẠO ĐỨC LÀM VIỆC NƠI CÔNG SỞ

Nơi công sở là một tập thể gắn kết với nhau trong công việc và hoạt động chung của công ty đơn vị đó, vì thế sự tôn trọng lắng inghe nhau là điều hết sức cần thiết mà người ta gọi đó là “ đạo đức nghề nghiệp nơi công sở “


9

NHỮNG KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM KHI THAM GIA CÔNG TÁC CÙNG ĐỒNG ĐỘI

Ứng xử linh hoạt và cách làm việc hiệu quả cùng đội nhóm sẽ phản ánh tính chuyên nghiệp trong mỗi cá nhân đáp ứng yêu cầu công việc.


10

KHÍCH LỆ TINH THẦN LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN

Không cần phải bỏ ra quá nhiều tiền để động viên, khích lệ nhân viên, nhưng việc nâng cao giá trị của công ty và tôn trọng những giá trị của nhân viên là điều cần thiết vì nhờ có nhân viên mà doanh nghiệp mới có thể thành công. Người lãnh đạo biết cách động viên, khích lệ sẽ giúp cho việc kinh doanh thuận lợi hơn.


 

Gợi ý việc làm