Đang xử lý

BÍ QUYẾT CỦA NHỮNG NHÀ QUẢN LÝ GIỎI

Khi là người quản lý, chắc chắn bạn muốn mình là một người quản lý tài ba. Điều này không hề đơn giản mà có được trong quãng thời gian ngắn! Bạn phải cố gắng hết sức, tích lũy cho mình nhiều kiến thức, kỹ năng từ thực tế công việc và chịu lắng nghe, tiếp thu kinh nghiệm từ những người đi trước.
  • 24/02/2023
  •  | 
  • Lượt xem: 2113

Bí quyết của những nhà quản lý giỏi

Những bí quyết dưới đây được rút ra từ kinh nghiệm của những nhà quản lý hàng đầu, hy vọng rằng nó sẽ hữu ích với bạn.

Chọn phong cách quản lý

Bạn chọn phong cách quản lý nào? Một số người dựa vào kết quả làm việc của nhân viên. Đây là cách quản lý hơi máy móc, vì người quản lý giống như người chỉ huy quân sự lạnh lùng, họ không quan tâm cấp dưới có hài lòng với công việc được giao hay không. Ngược lại một số người quản lý chú trọng vào con người, tức là họ khiến cho nhân viên hài lòng với công việc của mình. Nhưng cách quản lý này đôi khi không mang lại kết quả công việc như mong muốn vì nó thiên về khía cạnh làm hài lòng nhân viên nên đôi khi thiếu đi sự quyết đoán

Vậy cách quản lý nào sẽ tốt hơn? Không có câu trả lời chính xác vì tùy vào trường hợp mà áp dụng cho phù hợp. Cách hay nhất là nên dung hòa cả 2 giải pháp. Hãy làm cho nhân viên của bạn thích thú với nhiệm vụ được giao nhưng cũng cần có sự quyết đoán để kịp tiến độ công việc và mang lại hiệu quả  cao.

Lắng nghe nhân viên của bạn

Sự khác nhau giữa người quản lý độc tài và người quản lý dân chủ là việc họ có lắng ý kiến của nhân viên hay không. Người quản lý độc tài làm cấp dưới sợ hãy, xa lánh, làm việc đối phó hoặc thôi việc. Khi bạn lắng nghe ý kiến nhân viên sẽ tạo ra sự gần gũi từ đó nhân viên sẽ mạnh dạn đóng góp ý kiến của họ. Điều này sẽ giúp bạn quản lý công việc của cả nhóm tốt hơn.

Biết lắng nghe nhân viên

Cách thức lắng nghe nhân viên hiệu quả:

  • Tạo điều kiện để nhân viên bày tỏ ý kiến của họ. Nếu bạn không biết lắng nghe ý kiến của nhân viên, họ sẽ rất thất vọng. Tổ chức những buổi họp nhóm để nhân viên có cơ hội trình bày ý kiến.
  • Không bao giờ bát bỏ, chê bai khi nhân viên nêu ra ý kiến. Hãy ghi nhận và phản hồi đúng lúc. Đây là cách mà bạn thể hiện sự trân trọng và thấu hiểu nhân viên của mình.

Đề ra mục tiêu và tiêu chuẩn đánh giá công việc

Để quản lý hiệu quả và tránh bị xem là người quản lý tính toán chi li, khi hàng ngày đều giám sát xem nhân viên có làm việc gì không, bạn cần đặt ra mục tiêu theo tuần, tháng, quý cho nhân viên thật rõ ràng.

Đề ra mục tiêu

Để tạo sự rõ ràng, minh bạch về tiêu chuẩn đánh giá, bạn cần đặt ra những mục tiêu công việc cụ thể, thực tế và khả thi.

Tạo động lực cho nhân viên

Công việc nhàm chán là một trong những lý do dẫn đến việc nhân viên xin nghỉ. Vì thế việc động viên tinh thần và tạo điều kiện để nhân viên phát huy khả năng của họ là điều cần thiết. Lập kế hoạch thực hiện công việc thú vị, kèm theo những thách thức nho nhỏ giúp tạo hứng thú và giúp nhân viên đạt được mục tiêu. Hãy phân chia công việc gắn với thế mạnh và niềm đam mê của mỗi nhân viên.

tạo động lực cho nhân viên

Cần hiểu đâu là tác nhân khiến nhân viên làm việc hết mình. Có thể là tiền lương thích đáng, môi trường làm việc tốt, được công nhận, sếp, đồng nghiệp thân thiện. Bên cạnh đó bạn cần hiểu rõ chỉ số xúc cảm để khiến nhân viên phục và làm theo bạn.

Nói lời cảm ơn

Thành công của người quản lý, được tạo dựng từ chính thành quả công việc của nhân viên. Nếu bạn là người quản lý giỏi, nhân viên  sẽ đạt được kết quả công việc tốt nhất. Hãy thể hiện sự trân trọng với sự đóng góp nhiệt tình từ nhân viên của bạn.

Nói lời cảm ơn

Dựa vào bảng phân công việc cụ thể, hãy đề ra chính sách lương, thưởng xứng đáng với thành tích làm việc của nhân viên, cũng như cất nhắc họ lên vị trí cao hơn. Đôi khi chỉ cần một cái bắt tay thân mật, nụ cười động viên, sẽ là cách thức động viên hiệu quả hơn cả các phần thưởng vật chất.

 Đọc thêm: LÀM SAO ĐỂ TRỞ THÀNH NHÀ QUẢN TRỊ TÀI NĂNG

Từ khóa:

Quản Lý Kiểm Soát Công Việc Kinh Nghiệm Bí Quyết Kinh Doanh Quản Trị Phẩm Chất Nhà Lãnh Đạo Nhà Lãnh đạo quản trị tài năng

Người khác đã xem

Nhiều người đọc

1

NHỮNG THÁCH THỨC TRONG QUẢN LÝ NHÂN SỰ

Công việc quản lý nhân sự không hề dễ dàng gì, nhất là khi nguồn nhân lực còn yếu kém. Người quản lý nhân sự chưa được chuyên nghiệp.


2

Chuyên viên tuyển dụng cần kỹ năng gì?

Nhân sự chính là tài sản lớn nhất và quan trọng nhất của công ty, kinh tế càng phát triển sự cạnh tranh càng trở nên khốc liệt, vai trò của chuyên viên nhân sự trong công ty càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.


3

HỒ SƠ CÔNG VIỆC LÀ GÌ? CÁCH VIẾT MỘT HỒ SƠ CÔNG VIỆC HAY

Hồ sơ công việc, còn được gọi là mô tả công việc, tóm tắt các chi tiết của một vị trí. Một mục tiêu chính của hồ sơ công việc là giúp người quản lý tuyển dụng xác định liệu các ứng cử viên có phù hợp với vị trí hay không. Hồ sơ công việc là một công cụ được sử dụng bởi các chuyên gia nguồn nhân lực để mô tả đầy đủ các chức năng liên quan đến vai trò việc làm cá nhân. Nó cũng vạch ra các tiêu chuẩn và trình độ giáo dục cần thiết cho một vị trí. Hồ sơ công việc có thể giúp các nhà quản lý nhân sự


4

ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP LÀ GÌ? CÁC YẾU TỐ XÁC ĐỊNH ĐỂ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP?

Chuẩn mực đạo đức của công ty cũng là một trong những yếu tố xác định đạo đức nghề nghiệp. Khi một công ty phát triển lớn hơn, tiêu chuẩn của đạo đức có xu hướng tăng. Bất kỳ hành vi phi đạo đức hay hành vi gây nguy hiểm cho danh tiếng, hình ảnh công đều được lên án gay gắt. Do đó, hầu hết các công ty đang rất thận trọng trong vấn đề này. Họ ban hành hướng dẫn cụ thể cho cấp dưới của họ liên quan đến các công việc cụ thể tại công ty.


5

PHONG CÁCH LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI NHẬT

Bạn có biết nơi nào chỉ dành cho những con người làm hết sức chơi hết mình không, tôi biết có một nơi mà ở đó là những con người làm việc chăm chỉ, sáng tạo suốt cả ngày nhưng không hề than phiền về điều đó, một phong cách làm việc riêng đã tạo nên nền văn hóa doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới, bạn đã từng nghe đến cái tên Honda, Toyota, Missushita…


6

HỌC HỎI PHONG CÁCH LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI NHẬT

Nói đến tác phong làm việc chắc chắn các bạn sẽ nghĩ ngay đến người Nhật, không phải tự nhiên mà người Nhật được cả thế giới xem trọng tác phong làm việc của họ, vậy điều gì đã giúp họ thành công như thế.


7

MỨC LƯƠNG CÓ PHẢI LÀ YẾU TỐ ĐẦU TIÊN THU HÚT NHÂN TÀI?

Trong môi trường kinh kinh doanh mà tính cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt, nhân tố con người ngày càng trở nên quan trọng, vì vậy mà các doanh nghiệp phải có những chính sách để có thể thu hút được nhân tài, giữ chân được họ cống hiến cho công ty, điều đó không hề dễ dàng nếu như không có chiến lược cụ thể.


8

ĐẠO ĐỨC LÀM VIỆC NƠI CÔNG SỞ

Nơi công sở là một tập thể gắn kết với nhau trong công việc và hoạt động chung của công ty đơn vị đó, vì thế sự tôn trọng lắng inghe nhau là điều hết sức cần thiết mà người ta gọi đó là “ đạo đức nghề nghiệp nơi công sở “


9

NHỮNG KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM KHI THAM GIA CÔNG TÁC CÙNG ĐỒNG ĐỘI

Ứng xử linh hoạt và cách làm việc hiệu quả cùng đội nhóm sẽ phản ánh tính chuyên nghiệp trong mỗi cá nhân đáp ứng yêu cầu công việc.


10

KHÍCH LỆ TINH THẦN LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN

Không cần phải bỏ ra quá nhiều tiền để động viên, khích lệ nhân viên, nhưng việc nâng cao giá trị của công ty và tôn trọng những giá trị của nhân viên là điều cần thiết vì nhờ có nhân viên mà doanh nghiệp mới có thể thành công. Người lãnh đạo biết cách động viên, khích lệ sẽ giúp cho việc kinh doanh thuận lợi hơn.


 

Gợi ý việc làm