Đang xử lý

TUYỆT CHIÊU ĐỂ BÁN HÀNG CHO NHỮNG KHÁCH HÀNG KHÓ TÍNH

Trong kinh doanh chắc hẳn bạn không thể tránh khỏi việc khách hàng phàn nàn về giá cả sản phẩm hay từ chối sản phẩm khi họ mua hàng. Khi khách hàng phàn nàn giá đắt bạn sẽ xử lý thế nào? Chấp nhận thỏa hiệp để giảm giá sản phẩm hay làm sao để thuyết phục khách hàng khó tính nhất. Bán hàng cho những vị khách hàng khó tính luôn là những thử thách gian nan dành cho mọi nhân viên bán hàng. Vậy để biết thuyết phục được những thượng đế khó tính nhất mua hàng bạn cần làm gì thì hãy theo dõi bài viết sau đây.
  • 07/02/2023
  •  | 
  • Lượt xem: 882

Thế nào là khách hàng khó tính?

the-nao-la-khach-hang-kho-tinh?

Để giải quyết được những tình huống trái ngang khi gặp phải những khách hàng khó tính bạn cần tìm hiểu trước khách hàng khó tính sẽ có những biểu hiện như thế nào. Khách hàng khó tính sẽ thường có 4 kiểu sau đây:

  • Khách hàng luôn bảo thủ: Khách hàng bảo thủ là kiểu khách hàng thường gặp nhất, chiếm 36% trong những khách hàng khó tính mà bạn sẽ gặp phải trong sự nghiệp bán hàng của mình. Kể cả khi họ biết vấn đề mình hỏi không hợp lý nhưng không bao giờ nhận mình sai và sẽ tìm mọi cách để chứng minh mình đúng còn các bạn chăm sóc và cung cấp dịch vụ không tốt. 

  • Khách hàng luôn tự kiêu: Kiểu khách hàng này chiếm tới 33%, thường là những người giàu có, luôn tự cho mình cao hơn người khác, mình là “thượng đế” nên người khác phải nghe theo mình và được phép làm bất kể những gì mình thích. Những người này thường yêu cầu bạn bỏ hết mọi việc để tập trung giải quyết vấn đề của họ trước và kể cả khi bạn đã giúp giải đáp thắc mắc, họ cũng chẳng thèm nói một lời cảm ơn vì họ luôn cho rằng bạn sai.

  • Khách hàng hay thích tán phét: Đối tượng này chiếm 17% trong những khách hàng khó tính nhất mà bạn sẽ gặp. Những vị khách này luôn nói không ngừng nghỉ, không quan tâm tới việc giải quyết vấn đề hay mọi thứ xung quanh mà họ chỉ tập trung vào vấn đề mà họ muốn nói. Kể cả khi bạn yêu cầu họ tập trung vào những điều thắc mắc nhưng họ sẽ “đánh trống lảng” sang việc khác hoặc không để ý đến.

  • Khách hàng luôn luôn đòi hỏi vô lý: Những vị khách này thường chiếm 11% số khách hàng khó tính. Họ luôn nghĩ rằng bạn không đủ tư cách để giải quyết vấn đề và thường đòi được gặp những người phụ trách cao hơn, thậm chí là muốn gặp ông chủ của bạn.

Tuyệt chuyên để bán hàng cho những khách hàng khó tính là gì?

Trong sự nghiệp bán hàng của bạn chắc chắn rằng bạn sẽ gặp không ít trường hợp éo le với những vị khách khó tính. Để giải quyết những tình huống đó chúng ta cùng đi vào những trường hợp cụ thể nhé.

1. Khi khách hàng phàn nàn về giá: "Trời ơi! Sao em  bán đắt vậy?"

sao-ban-dat-the?

Với kiểu khách hàng khó tính thì giá bạn đang bán dù có hợp lý hay như thế nào thì họ cũng sẽ luôn miệng chê đắt, với tâm lý mong muốn được bạn sẽ hạ giá xuống mức thấp hơn. Nói chung, khách hàng chê đắt là một phản xạ điều kiện có ý thức thường xuyên xảy ra ở kiểu khách hàng này.Trong trường hợp này, cách hợp lý nhất là trước tiên hãy xoa dịu khách hàng khó tính bằng cách thể hiện sự cảm thông đối với những băn khoăn của họ, khi đó khách hàng sẽ cảm thấy mình được quan tâm và tôn trọng thì sẽ không còn quá gay gắt với bạn nữa. Tiếp theo đó tìm hiểu nguyên nhân vì sao khách hàng chê đắt trước vì để bạn xử lý tốt tình huống khi gặp khách hàng khó tính đó là cần tìm đúng nguyên nhân tại sao thì mới giải quyết được phàn nàn của khách hàng. 

Ví dụ, bạn có thể trả lời là:“Dạ, đầu tiên em cảm ơn anh/chị đã quan tâm đến cửa hàng. Chúng em hoàn toàn hiểu những băn khoăn của anh chị vì khi mua hàng thì vấn đề chi phí chắc chắn là một vấn đề rất quan trọng cần phải cân nhắc kỹ lưỡng. Tuy nhiên anh/chị yên tâm ạ, rất nhiều khách hàng đã mua và sử dụng sản phẩm của công ty em, đều cảm thấy rất hài lòng và quay lại sau khi sử dụng sản phẩm. Em chắc chắn anh/chị sẽ thấy số tiền mình bỏ ra là hoàn toàn xứng đáng với những lợi ích mà sản phẩm của công ty chúng em mang lại”.

Cuối cùng, hãy đưa ra cách giải quyết hợp lý nhất. Nếu Khách hàng nghi ngờ sản phẩm bán đắt thì cách đơn giản nhất giúp khách hàng hiểu rõ vì sao giá thành sản phẩm lại cao, chủ động gợi ý để  tìm ra một hướng giải quyết hợp lý nhất về vấn đề họ đang gặp phải. Bạn có thể lấy giá sản phẩm của mình đem chia nhỏ thành các chi phí và lợi ích mà họ sẽ nhận lại được như chi phí lắp đặt sản phẩm, chi phí cho điện năng, chế độ bảo hành sản phẩm. Nếu như bạn không thể thuyết phục khách hàng bằng cách tính toán giá thành sản phẩm thì hãy thử thuyết phục khách hàng bằng những lợi ích nhỏ nhất mà nó đem lại như: về thiết kế của sản phẩm,  về đẳng cấp của sản phẩm,  về thương hiệu sản phẩm,… để họ cảm nhận được rằng chỉ sản phẩm này mới tương xứng với đẳng cấp của họ. Nếu khách hàng so sánh giá với các đối thủ của bạn hãy giải thích cho khách hàng theo hướng “tiền nào của nấy” và phân tích cho họ hiểu vì sao sản phẩm của bạn có giá cao hơn so với sản phẩm của đối thủ. Giá thành cao phụ thuộc vào công dụng và chức năng đi kèm của sản phẩm hoặc phân tích ưu điểm sản phẩm của bạn để so sánh với những nhược điểm trong sản phẩm của đối thủ. Điều này chắc chắn sẽ làm họ cảm thấy an tâm hơn nếu mua hàng của bạn.

2. Khi khách hàng đòi trả sản phẩm đã mua trước đó

ban-se-lam-gi-neu-khach-hang-doi-tra-hang

Khi khách hàng muốn trả hàng mà còn có thái độ hăm dọa thì đầu tiên bạn nên bình tĩnh nói chuyện làm dịu thái độ của khách hàng trước. Sau đó hãy tìm hiểu nguyên nhân tại sao khách hàng lại muốn trả hàng, háy khéo léo để họ nói ra lý do thực sự để có hướng giải quyết phù hợp nhất.Nếu do khách hàng chưa hiểu rõ tính năng của sản phẩm dẫn đến muốn  trả hàng thì hãy giải thích tường tận về sản phẩm của bạn, kèm theo đó là minh chứng của những vị khách đã sử dụng trước đó. Hãy cam kết rằng nếu sản phẩm không có tính năng đó sẽ đền bù cho khách hàng thỏa đáng để lấy lại lòng tin của họ. Muốn thành công trong một vấn đề, nhất là kinh doanh cần phải có cái “tâm” về sản phẩm, tâm về chuyên môn và tâm về thấu hiểu vì nếu không thì chúng ta không thể tự tin giải quyết vấn đề của mình được khi chính bản thân chúng ta cũng không tự tin vào sản phẩm của mình.

Trên đây là một vài tuyệt chiêu nhỏ giúp bạn bán hàng thành công cho những vị khách khó tính. Hy vọng những điều này có thể giúp bạn trong công việc của mình.  Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm nhiều tuyệt chiêu hay hơn nữa hãy truy cập Viecoi nhé.

Công việc bán hàng hấp dẫn

Cùng viecoi.vn xem thêm nhiều bài chia sẻ kinh nghiệm

Từ khóa:

Kinh Nghiệm Bán Hàng nhân viên bán hàng

Người khác đã xem

Nhiều người đọc

1

QUY TRÌNH SẢN XUẤT ĐỒ GỖ NỘI THẤT

Ngày nay, đồ nội thất gỗ không chỉ tạo nên vẻ đẹp sang trọng cho ngôi nhà của bạn mà còn khẳng định đẳng cấp của chủ nhà. Đây là lý do chính khiến cho việc sử dụng nội thất gỗ ngày càng được các gia đình và doanh nghiệp ưu tiên sử dụng hàng đầu. Đằng sau sản phẩm nội thất đẹp, thẩm mỹ cao sẽ là cả một quá trình sản xuất phức tạp với công sức của nhiều kiến trúc sư và thợ lành nghề. Tuy nhiên, quy trình sản xuất đồ gỗ nội thất không phải ai cũng biết. Trong bài viết này Viecoi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công đoạn này.


2

11 KINH NGHIỆM BÁN HÀNG THÀNH CÔNG DÀNH CHO BẠN

Trong kinh doanh, khách hàng là yếu tố quan trọng để nuôi sống doanh nghiệp, bộ phận bán hàng đóng vai trò quan trọng là tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp, người bán hàng giỏi sẽ phải trải qua những thăng trầm của hoạt động bán hàng. Để có được những kinh nghiệm trong nghề bán hàng, nhân viên bán hàng thường phải học hỏi rất nhiều kỹ năng chuyên nghiệp cũng như những tình huống thực tế trong quá trình bán hàng của mình. Dưới đây, viecoi.vn sẽ chia sẻ cho bạn 11 kinh nghiệm bổ ích dành cho những ai yêu thích bán hàng tham khảo nhé!


3

ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH LÀ GÌ? CÁC HÌNH THỨC ĐỂ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH?

Ngày nay, khi có một khoản tiền nhàn rỗi, thay vì tiết kiệm bằng việc “nhét lợn”, nhiều người đã bắt đầu tìm đến những kênh đầu tư tài chính nhằm giúp họ có thể sinh sôi số tiền này. Bài viết được Viecoi.vn chia sẻ bên dưới sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết cũng như gợi ý cho bạn những kênh đầu tư tài chính phù hợp.


4

Chuyên viên Thu Mua - Những Điều Cần Phải Biết Khi Ứng Tuyển

Chuyên viên thu mua - một trong những vị trí trực thuộc bộ phận Purchasing/ Procurement ( Thu mua hàng ) của các công ty Logistics hay xuất nhập khẩu. Những người đảm nhiệm ở vị trí này chịu trách nhiệm tìm cũng như duy trì nguồn cung ứng dịch vụ, nguyên vật liệu với chi phí rẻ nhất, chất lượng tốt nhất và phối hợp cùng với bộ phận kinh doanh - sản xuất. Từ đó, đem lại nguồn lợi nhuận tối đa nhất có thể cho công ty, đồng thời đáp ứng đúng nhu cầu phía khách hàng đề ra.


5

9 ĐIỀU CẦN CÓ CỦA MỘT SINH VIÊN NGÀNH DƯỢC

Ngành Dược là ngành đứng vị trí đầu tiên trong danh sách 10 công việc kiếm nhiều tiền nhất dành tại Mỹ. Còn tại Việt Nam đây là ngành đang có tiềm năng phát triển rất lớn. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của những Công ty Dược hiện nay đòi hỏi các bạn sinh viên ngành Dược cũng phải học tập, rèn luyện để đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng.


6

THAM KHẢO NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC NĂM 2021

Một trong những ngành học hấp dẫn cũng như thu hút nhiều bạn trẻ quan tâm và theo học chính là Công nghệ sinh học. Hôm nay, Viecoi.vn sẽ cung cáp cho bạn vài thông tin cơ bản nhưng rất cần thiết của ngành Công nghệ sinh học nhằm giúp bạn đưa ra được quyết định có hay không lựa chọn học ngành này! 


7

NÊN HAY KHÔNG KHI KINH DOANH THEO PHONG TRÀO, XU HƯỚNG HIỆN NAY?

Một trong những vấn đề gây ra nhiều nhức nhối hiện nay phải nói đến việc kinh doanh theo các xu hướng, trào lưu. Và phải nói rằng không ít người cũng đạt được thành công nhất định nhưng cũng có những người gặp phải hậu quả khôn lường. Tuy nhiên, việc lựa chọn sản phẩm hay dịch vụ trong quá trình kinh doanh là không có đúng hay sai mà đôi khi thất bại hay thành công lại nằm ở chỗ bạn có đi đúng hướng kinh doanh hay không. Hãy cùng Viecoi.vn bàn về chủ đề kinh doanh theo xu hướng, trào lưu và rút ra kinh nghiệm rằng có nên hay không nên theo nó nhé! 


8

CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG CÓ GÌ HAY? KỸ NĂNG CẦN THIẾT ĐỂ CÓ THỂ LÀM CHĂM SÓC KHÁCH  HÀNG LÀ GÌ?

Trong thời kỳ kinh doanh bùng nổ như hiện nay thì việc chăm sóc khách hàng để lấy ưu thế so với các đối thủ cạnh tranh khác là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, bạn cần phải có  một chính sách chăm sóc khách hàng hợp lý và khoa học khi số nhân viên và khách hàng ngày một đông hơn. Dịch vụ chăm sóc  khách hàng là công cụ quan trọng giúp bạn cạnh tranh hiệu quả, đồng thời chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp sẽ mang lại nguồn doanh thu to lớn cho công ty bạn. Vậy chăm sóc khách hàng là làm gì? Cần những kỹ năng gì để làm tốt công việc này? Bài viết sau đây Viecoi sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi đó.


9

NGHỀ PHIÊN DỊCH LÀ GÌ? NHỮNG VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG XOAY QUANH NGHỀ

Có thể nói, đây là một ngànhnghề “hot” và luôn xuất hiện trong “top trending” trên thị trường việc làm với mức thu nhập cao. Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập với thế giới, nghề phiên dịch cũng theo đó mà được coi trọng hơn rất nhiều, bởi họ chính là cầu nối rất quan trọng về văn hóa và ngôn ngữ. Cùng Viecoi.vn tìm hiểu ngay ngành nghề này nhé! 


10

KHÔNG CÓ KINH NGHIỆM NHƯNG VẪN THÀNH CÔNG ĐƯỢC NHẬN Ở VỊ TRÍ NHÂN VIÊN BÁN HÀNG

Việc yêu cầu ứng viên có kinh nghiệm khi nộp tuyển vảo vị trí bán hàng là một điều hiển nhiên và là yêu cầu mà hầu hết các công ty, doanh nghiệp đưa ra. Tuy nhiên, những chiến lược được Viecoi.vn liệt kê dưới đây sẽ giúp bạn có thể “chốt hạ" được ngay công việc bán hàng kể cả khi bạn chưa có kinh nghiệm. 


 

Gợi ý việc làm