Việc làm tại nhà
  

Việc làm IT/CNTT: có 0 việc làm đang tuyển dụng lĩnh vực Lập trình game

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, thị trường , tìm việc làm trở thành một phần không thể thiếu đối với các doanh nghiệp và người tìm việc.

Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng việc làm Lập trình game ngày càng tăng cao. Điều này tạo điều kiện cho các ứng viên có thể tìm kiếm việc làm với thu nhập hấp dẫn, cơ hội thăng tiến và phúc lợi tốt. Cùng Viecoi tham khảo việc làm online tại nhà, việc làm IT, việc làm Sales, việc làm Marketing,… và nhiều việc làm khác không yêu cầu kinh nghiệm đang tuyển dụng nhé!

Để trở thành một nhân viên xuất sắc, ngoài những kiến thức chuyên môn bạn cần trang bị thêm những kỹ năng cần thiết. Kỹ năng sẽ giúp bạn trở nên nổi bật và thu hút được nhà tuyển dụng ngay cả khi bạn chưa có nhiều kinh nghiệm.

LẬP TRÌNH GAME CƠ BẢN BAO GỒM NHỮNG CÔNG VIỆC GÌ?

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay, Lập Trình Game đang là một trong những nghề thu hút nhất đối với các bạn IT trẻ.  Người Lập trình game, hay còn gọi là Game Developer, có phải chỉ cần “mê chơi game” là đủ không? Cũng như bao ngành nghề khác, Game Developer cũng có những câu chuyện “hậu cung” không phải ai cũng biết. Với nghề này, bạn được thỏa sức sáng tạo và có mức thu nhập tương đối cao. Hãy cùng Viecoi tìm hiểu kỹ hơn về công việc của một Lập Trình Viên nhé.
  • 07/04/2023
  • |
  • Lượt xem: 6399

lap-trinh-game-co-ban-bao-gom-nhung-cong-viec-gi?

Những thông tin cơ bản về lập trình game

1. Lập trình game là gì?

lap-trinh-game-la-gi?

Lập trình Game là việc xây dựng, thiết kế và phát triển Game phục vụ cho người dùng. Công việc cụ thể của một lập trình game đầu tiên là lên ý tưởng, phát triển ý tưởng, quản lý dự án, xây dựng kịch bản cho trò chơi, màn chơi,.. Sau đó sẽ là lập trình rồi đến vẽ đồ họa cho game. Sau khi hoàn thành bạn sẽ phải chơi thử để tìm lỗi, sửa lỗi game và cuối cùng là đưa ra cộng đồng. Công việc này phù hợp với những bạn yêu thích chơi game, đam mê công nghệ và có khả năng sáng tạo. Các ngôn ngữ các bạn có thể sử dụng để lập trình game như là: C, C++, C#, Python, Java,...

2. Lập trình game học ngành nào?

  • Thiết kế đồ hoạ: là ngành học cơ bản đòi hỏi bạn phải có khi muốn làm lập trình game. Vì bạn sẽ phải là người vẽ lên một chương trình game với hình ảnh nhân vật, bản đồ, thiết kế,… thu hút, đặc sắc và có cốt truyện trong đó
  • Công nghệ thông tin: Ngành này đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển khoa học kỹ thuật. Được chia thành nhiều chuyên ngành nhỏ như thiết kế, bảo trì phần mềm/phần cứng. Trong đó chuyên ngành kỹ thuật phần mềm sẽ được áp dựng đào tạo để trở thành lập trình game.
  • Các ngành học liên quan đến kỹ thuật phần mềm, máy tính
  • Ngành công nghệ đa phương tiện: là ngành kết hợp giữa công nghệ thông tin, mỹ thuật và truyền thông.

3. Các bước lập trình game cơ bản

Về cơ bản thì Game là 1 vòng lặp vô hạn với các chức năng như sau: 

chuc-nang-hien-thi-cua-Game?

Chức năng hiển thị: Là Game thì việc hiển thị là không thể thiếu, ban đầu các bạn chỉ cần làm cho phần hiển thị thật đơn giản thôi đừng nên quá chú tâm vào việc làm sao cho thật đẹp, chỉ làm tượng trưng, đến khi nào game hoàn thiện cơ bản thì các bạn hãy chú tâm đến phần đẹp, việc quan trọng đầu tiên là game phải chạy được đã.

nhan-lenh-dieu-khien-tu-nguoi-choi

Chức năng nhận lệnh từ người chơi: Khi đã hiển thị được các phần của game thì tiếp theo việc các bạn cần làm là điều khiển game, việc điều khiển được xem là phần khó và quan trọng nhất của một game. Ở bước này các bạn muốn game của mình hấp dẫn thì việc ứng dụng các kiến thức toán học, vật lý, hay các bộ môn khác là phần không thể thiếu. 

chuc-nang-xu-ly-game

Chức năng xử lý : Xử lý là 1 bước để tăng thêm độ hấp dẫn của các game mà bạn lập trình, phần này các bạn sẽ thiết lập 1 số chức năng, vật phẩm, xử lý các trường hợp có thể xảy ra, …

thoat-vong-lap-de-xu-ly-viec-thang-thua-trong-game

Win, lose: Lập trình game chỉ là 1 vòng lặp vô hạn, để xử lý việc thắng hay thua thì các bạn chỉ việc thoát vòng lặp của game và thực hiện các chức năng khác như bình thường.

4. Nhiệm vụ của một lập trình game

Các nhà lập trình game lập trình lên 1 game nhằm mục đích sáng tạo, thực hiện hoá ý tưởng của họ thành 1 trò chơi và phát hành rộng rãi đến người chơi. Tuỳ thuộc vào vai trò, nhiệm vụ của bạn trong việc phát triển game mà bạn có các nhiệm vụ công việc khác nhau như:

  • Lên kế hoạch, viết ra ý tưởng, xây dựng câu chuyện, đưa ra nhân vật và tính cách trong game cho nhân vật
  • Lên ý tưởng, sáng tạo nội dung, kịch bản game.
  • Xây dựng các màn chơi, đánh giá, phân tích, tối ưu, cân bằng game.
  • Làm việc với đội ngũ thiết kế, lập trình viên để đảm bảo đúng ý tưởng, nội dung và tiến độ dự án.
  • Theo dõi các chỉ số sản phẩm và đánh giá các chỉ số nhằm đưa ra gợi ý về hướng phát triển sản phẩm.
  • Nghiên cứu và nắm vững thiết kế gốc của nhiều thể loại game khác nhau.
  • Tìm hiểu, nghiên cứu các ý tưởng game mới, xu hướng chơi game của người dùng

Những ngôn ngữ lập trình hay được sử dụng để lập trình game

Lập trình game có thể sử dụng nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau. Tuy nhiên, có 4 ngôn ngữ lập trình chính thường được sử dụng để lập trình game là:

  • Ngôn ngữ lập trình C++: là ngôn ngữ được xem là tốt nhất cho những người mới học lập trình game
  • Ngôn ngữ lập trình C#: là ngôn ngữ tối đa ưu điểm tốt nhất của C và C++. Ngôn ngữ này được đông đảo người dùng và đánh giá là ngôn ngữ mang tính hiện đại và phổ biến nhất thế giới
  • Ngôn ngữ lập trình Java: là ngôn ngữ phổ biến nhất được các nhà lập trình game sử dụng.
  • Ngôn ngữ lập trình Python: là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng bậc cao, dùng để phát triển ứng dụng và website khác nhau. Tuy nhiên được nhiều nhà lập trình game sử dụng nhất

Các ngôn ngữ lập trình game

Hướng dẫn Code một chương trình game đơn giản

Sau đây Viecoi sẽ hướng dẫn bạn code một chương trình đơn giản có thể di chuyển đối tượng tự do trên màn hình console giúp bạn dễ hình dung hơn về việc lập trình Game này nhé. Để đơn giản thì chúng tôi sẽ sử dụng ngôn ngữ lập trình C.

Đầu tiên thì như mình đã nói vòng lặp game có dạng :

1. Phần khởi tạo

Trước tiên, màn hình console là một màn hình mặc định có nền đen chữ trắng, chiều ngang 80 và chiều dọc 25. Để đơn giản thì các bạn có thể định nghĩa ngay từ đầu chương trình cho dễ gọi và sử dụng nhé.

#define consoleWidth 80

#define consoleHeight 25

  • - Về vấn đề di chuyển chúng ta sẽ tạo 1 kiểu dữ liệu riêng cho việc di chuyển để tiện sử dụng và gọi: enum DiChuyen{ UP, DOWN, LEFT, RIGHT};

  • - Tiếp theo mình sẽ khởi tạo 1 đối tượng bằng struct :

2. Phần chương trình chính

Việc khởi tạo đã xong thì chúng ta sẽ bắt đầu đi vào chương trình chính:

* Vòng lặp game

while(1){

Trước khi bắt đầu chúng tôi sẽ chia sẻ một số điều như sau:

Do ngôn ngữ lập trình C có 1 số khó khăn cho việc di chuyển đối tượng nên sẽ thêm một thư viện không chính quy để dễ lập trình hơn đó là thư viện "console.h". Sẽ có một số hàm cần sử dụng trong thư viện này như: 

clrscr();   // xóa màn hình

gotoXY(int column, int lỉne);   //hiển thị đối tượng tại vị trí có tọa độ (column,lỉne)

TextColor(int color)       //tô màu cho đối tượng với mã màu color

kbhit()                   // nhận biết có phím nhấn vào, hàm này sẽ trả về true khi có phím nhấn vào

Lệnh xóa màn hình: Để di chuyển được các đối tượng thì việc xóa màn hình là rất cần thiết, bạn thử hình dung nó như thế này: đầu tiên đối tượng ở vị trí có tọa độ A(x,y) hiển thị đối tượng tại vị trí này, sau đó thực hiện xóa màn hình và hiển thị đối tượng ở vị trí A1(x+1,y+1) cứ lặp đi lặp lại quá trình này thì đối tượng sẽ di chuyển.

* Hiển thị

*  Điều khiển đối tượng

 

 

* Xử lý

Mặc định đối tượng lúc khởi tạo sẽ đi xuống, khi tới y=25 (tức là biên của màn hình console), nó vẫn sẽ tiếp tục đi xuống, nên ở đây chúng ta sẽ xử lý chạm các biên cho đối tượng (khi chạm biên sẽ dội ngược lại). 

a) Xử lý chạm biên

b) Thiết lập trạng thái di chuyển

Cuối cùng, như các bạn đã biết tốc độ chạy mặc định của chương trình khá là nhanh nên để phù hợp với game thì cần giảm tốc độ chạy với hàm sleep() để điều khiển nhịp game:

Sleep(200);     //nhịp game

}

return 0;

}

Về cơ bản thì đoạn code trên đã đáp ứng hầu hết yêu cầu của một game bao gồm : Hiển thị, Điều khiển, Xử lý. Khi mới bắt đầu các bạn sẽ khó hình dung được cách thực hiện vòng lặp trong game nên bạn hãy thực hành ngay để làm quen và hình dung rõ hơn nhé. .

tu-minh-lam-neu-muon-nang-cao-kha-nang-lap-trinh

Khi đã hoàn thiện phần căn bản của vòng lặp game thì việc tiếp theo các bạn cần làm là chú ý đến phần đồ họa của game sao cho game của mình hay và hấp dẫn người chơi. Hiện nay có rất nhiều app hỗ trợ các chức năng cơ bản cho việc lập trình game mà bạn có thể tham khảo trên mạng, nhưng nếu bạn muốn nâng cao khả năng lập trình thì hãy tự mình làm.

Mức lương của một lập trình game

Tuỳ theo năng lực, khả năng và vị trí mà mỗi lập trình game sẽ có một mức lương khách nhau. Nhìn chung, mức lương của một lập trình game khá cao để có thể đáp ứng xứng đáng công sức bạn bỏ ra, vì đây là một trong những ngành cực kì khó.

  • Mức lương thấp nhất: 7 triệu/tháng
  • Mức lương cao nhất: 50 triệu/tháng
  • Mức lương trung bình: 12-20 triệu/tháng
  • nhiên, để có thể có mức lương cao thì đòi hỏi bạn phải có kỹ, trình độ và kinh nghiệm nhiều. Bạn sẽ chỉ nhận được mức lương xứng đáng với năng lực của bản thân, nếu không nỗ lực học và trau dồi kinh nghiệm thì mức lương của bạn cũng sẽ không cao.

Cơ hội việc làm cho một lập trình game

Trong thời đại công nghệ số 4.0, không có một công ty, tổ chức doanh nghiệp nào không sử dụng đến các thiết bị điện tử. Nên vì thế những công việc liên quan đến lập trình, máy tính, công nghệ thông tin là những ngành nghề có cơ hội việc làm rất cao. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, nhu cầu giải trí trên các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại được tăng cao, nên tạo ra những cơ hội việc làm cho những người yêu thích game và lập trình game.

Công việc Lập trình Game

Trên đây là những điều về lập trình Game cơ bản mà bạn nên biết nếu như muốn trở thành một lập trình Game chuyên nghiệp. Chúc bạn thành công!

 Đọc thêm: MÔ TẢ CÔNG VIỆC CHI TIẾT CỦA NHÂN VIÊN IT