Đang xử lý
Việc tại nhà
Nội dung
Tester là người kiểm tra chất lượng phần mềm, phát hiện ra lỗi sai hay bất cứ vấn đề nào có thể ảnh hưởng đến chất lượng của phần mềm. Tùy mỗi công ty mà tester sẽ có nhiều mảng như QA, QC, hay là Manual Tester và Automation Tester. Trong đó Manual Tester là người kiểm thử phần mềm một cách thủ công, vị trí này không yêu cầu cao về kiến thức lập trình nhưng lại đòi hỏi bạn phải rành test manual, có đam mê và có tư duy tốt. Tester sẽ đảm bảo chất lượng các phần mềm và thực hiện những công tác test bug trước khi giao kết quả cuối cùng cho khách hàng.
Tester có rất nhiều mảng nhưng tuỳ vào từng nhu cầu hay tính chất của mỗi công ty mà họ sẽ cần những Tester ở mảng khác nhau.
Nếu bạn đang học manual test thì trong tương lai bạn sẽ trở thành một người kiểm thử phần mềm thủ công. Đây là một vị trí này không yêu cầu quá cao về kiến thức lập trình nhưng nếu muốn làm tốt công việc này thì đòi hỏi bạn phải tìm hiểu rõ về test manual và có niềm đam mê cùng với tư duy khi tìm lỗi.
Automation Tester là những người thực hiện kiểm thử dựa trên các công cụ hỗ trợ tự động. Kết quả kiểm thử được thực hiện bởi Automation Tester đa phần sẽ đáng tin cậy hơn nhưng để có thể đảm nhận vị trí này đòi hỏi bạn phải nắm vững các kiến thức có liên quan đến lập trình.
QA tester (Quality Assurance tester) nghĩa là kiểm thử phần mềm. Đây là một công việc có tính hấp dẫn tương đối cao, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong kiểm tra và thử nghiệm một phần mềm bất kỳ trước khi đưa sản phẩm tới khách hàng. công việc xác định và sửa lỗi trong giai đoạn đầu của phần mềm là điều cần thiết vì chi phí sửa lỗi sẽ tăng lên theo thời gian. Do vậy, mục tiêu của những người ở vị trí này là tìm lỗi và tìm ra chúng một cách sớm nhất.
QC tester là người thực hiện công việc kiểm tra chất lượng của phần mềm. Thông thường, QC có 2 vị trí là: manual QC (không yêu cầu về kỹ năng lập trình) và Automation QC (yêu cầu cao về kỹ năng lập trình). Nhiệm vụ chính của một QC Tester là tìm hiểu về hệ thống rồi phân tích tài liệu, thiết kế test case cũng như thực hiện thử phần mềm trước khi đưa nó ra thị trường.
Business Analyst (BA) tester là những chuyên viên phân tích nghiệp vụ. BA tester chính là người đứng giữa làm công việc kết nối khách hàng với các bên kinh doanh với đội kỹ thuật của doanh nghiệp thông qua trao đổi, phân tích yêu cầu công việc.
Nhiệm vụ của Tester là gì?
Một tester chuyên nghiệp sẽ có những nhiệm vụ chính như sau:
Tìm kiếm các lỗi sai của hệ thống phần mềm mới làm xong trước khi đưa ra thị trường.
Trực tiếp thẩm định và xác minh xem hệ thống phần mềm này có đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu nghiệp vụ hay không.
Hoàn thiện sản phẩm nhằm đáp ứng tối đa những yêu cầu đặt ra của khách hàng cả về mặt số lượng cũng như chất lượng.
Những kỹ năng cần có của một Tester
Là một tester thì kỹ năng phân tích là một kỹ năng vô cùng quan trọng. Nó sẽ giúp bạn có thể chia nhỏ một hệ thống phần mềm phức tạp thành các đơn vị nhỏ hơn để hiểu rõ hơn về từng yếu tố riêng lẻ sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề một cách dễ dàng hơn.
Một tester giỏi sẽ là người biết sẵn sàng chuyển đổi, học hỏi nhanh. Không một trường học nào có thể dạy bạn hết tất cả các kỹ năng được vì các vấn đề có thể đột ngột phát sinh trong quá trình bạn làm việc. Chính vì vậy các tester sẽ thường xuyên phải tự phân tích, tự học hỏi thông qua các hội nhóm hay chính đồng nghiệp của mình.
Một tester không thể làm việc độc lập mà thường phải làm việc nhóm hoặc làm việc với khách hàng trong các dự án hợp tác. Chính vì thế kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều khi bạn giao tiếp và trao đổi thông tin và cung cấp báo cáo về các khâu kiểm tra bạn đã làm. Nếu bạn không giỏi kỹ năng giao tiếp thì sẽ rất khó khăn trong việc truyền đạt cho người khác hiểu ý của bạn. Từ đó sẽ dẫn đến hiệu quả công việc không đạt yêu cầu.
Kỹ năng làm việc nhóm sẽ giúp các tester dễ dàng kết nối với các thành viên khác hơn, nhất là developer. Công việc của một tester có thể hiểu là cầu nối giữa nhà phát triển phần mềm và những người sử dụng phần mềm. Tester sẽ giúp Developer thì hoàn thiện phần mềm, còn khách hàng sẽ an tâm hơn về sản phẩm.
Ngoài ra, một tester chuyên nghiệp còn cần phải có kỹ năng thiết kế, kỹ năng tiếng Anh và có tính cách cẩn thận,nhạy bén, tỉ mỉ. Muốn trở thành một tester chuyên nghiệp không khó, quan trọng là bạn có đủ nỗ lực để trau dồi và các kỹ năng cần thiết hay không thôi.
Đọc thêm: Một số kỹ năng mềm cần thiết cho công việc
Các chứng chỉ trong ngành Tester
Nếu có ý định muốn theo ngành Tester, thì ngoài việc trang bị thật tốt các kiến thức cơ bản, kiến thức chuyên môn, bạn cũng nên cần trang bị thêm các chứng chỉ của ngành để có thể có được một công việc hấp dẫn với mức lương đáng mơ ước.
Các chứng nhận đảm bảo chất lượng ngành Kiểm thử phần mềm:
ISTQB (International Software Testing Qualifications Board)
CAST (Certified Associate in Software Testing)
CETPA
CMC
CSTE (Certified Softwảe Testing Engineer)
Seed Infotech
Cơ sở QA
Qspiders Software Testing
STC
V skills
Ngoài ra, để trở thành 1 Tester chuyên nghiệp, bạn nên trang bị đủ 3 chứng chỉ sau:
Chứng chỉ ISTQB
Chứng chỉ Project Management Professional (PMP)
Chứng chỉ ngoại ngữ
Mức lương của Tester
Ở Việt Nam, mức lương trung bình của 1 Tester là từ khoảng 10-25 triệu. Tuy nhiên, tuy vào công ty, vị trí công việc và kinh nghiệm làm việc mà bạn có mức lương khác nhau.
Đối với những sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm, mức lương có thể từ 7 - 15 triệu/tháng. Mức lương này khá cao so với những người có cùng kinh nghiệm ở những ngành khác
Đối với những người có kinh nghiệm từ 1 - 5 năm, mức lương này có thể tăng và đạt từ khoảng 10 - 23 triệu.
Đối với những người có trên 5 năm kinh nghiệm, mức lương có thể lên tới 40 triệu/ tháng. Có thể có những vị trí công việc mức lương lên đến 50 triệu trên tháng.
Tiềm năng nghề nghiệp của Tester
Tester là một trong những ngành có nhu cầu tuyển dụng cao, cơ hội ổn định nghề nghiệp lâu dài. Nhu cầu tuyển dụng luôn tăng.
Có cơ hội thăng tiến và làm việc tại môi trường nước ngoài cao
Kinh nghiệm được tích lũy nhiều là điều quan trọng nhất của một tester chuyên nghiệp
Trên đây là những chia sẻ của Viecoi về một tester chuyên nghiệp, hy vọng sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn trong hành trình trở thành một tester chuyên nghiệp của mình. Chúc bạn thành công!
Đọc thêm: Mô tả công việc chi tiết của nhân viên IT