Đang xử lý

NHÂN VIÊN TUYỂN DỤNG CẦN NHỮNG KỸ NĂNG GÌ ?

Chuyên viên tuyển dụng chính là cầu nối giữa các ứng viên với công ty, tìm kiếm và lựa chọn những người có năng lực về cống hiến cho công ty, để làm tốt điều đó, đối với mỗi chuyên viên cần được trang bị và hoàn thiện những kỹ năng cần thiết nhất để trở thành nhà tuyển dụng giỏi.
  • 20/12/2021

  • 27/11/2024

  • 2785 lượt xem

Những kỹ năng của nhân viên tuyển dụng

Kiến thức vững vàng

Để trở thành một chuyên viên giỏi trước hết phải nắm vững kiến thức chuyên môn, chuyên sâu về tuyển dụng, quản trị nhân sự, truyền thông marketing thông tin tuyển dụng, và phải có kiến thức và hiểu biết về tâm lý học. Đây là lĩnh vực đòi hỏi học sâu hiểu rộng nhiều vấn đề và am hiểu nhiều lĩnh vực khác nhau.

Kỹ năng mềm

Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, nghiệp vụ tuyển dụng, phân tích tâm lý ứng viên, trang bị các công cụ nhận diện tính cách, tìm hiểu về nhân tướng học, kỹ năng xử lý tình huống...và rất nhiều kỹ năng khác, với vai trò là tìm đúng người đúng việc thì những kỹ năng mềm này là bắt buộc đối  với mỗi chuyên viên.

Xem thêm: Chuyên Viên Tuyển Dụng Cần Kỹ Năng Gì?

Kỹ năng để nhận biết ứng viên tiềm năng

Sự hiểu biết của ứng viên

Những người có chức vụ như nhau trong một lĩnh vực nào đó, thì sự hiểu biết sẽ giúp cho ứng viên đó nổi bật so với những người còn lại, những kiến thức chuyên sâu của họ trong lĩnh vực đó. Tầm hiểu biết của ứng viên sẽ được biểu hiện qua cách giải quyết vấn đề, xử lý tình huống nhanh chóng và hiệu quả. Họ sẽ có những ưu tiên về việc quan trọng và việc ít quan trọng hơn. Do đó ứng viên này sẽ chính là người mà doanh nghiệp cần.

 

Những thành tích cá nhân của họ

Họ từng có kinh nghiệm giúp tăng lợi nhuận hoặc có những biện pháp giúp cắt giảm chi phí, giảm thiểu được những rủi ro cho doanh nghiệp cũ không? Câu chuyện thành công của họ là gì, họ đã làm gì để đạt được mục tiêu của mình, bạn phải biết cách tận dụng những thế mạnh của họ. Ứng viên có nhiều kinh nghiệm thực tế sẽ thích nghi với môi trường mới dễ dàng hơn, có thể phát triển bản thân và mang lại nhiều lợi ích cho công ty.

Việc tiến cử

Nếu ứng viên được giám đốc hoặc đồng nghiệp làm việc chung tiến cử thì điều đó có giá trị còn hơn bất cứ sự chứng minh nào của ứng viên. Bên cạnh đó nhà tuyển dụng cũng có thể kiểm tra thông tin ứng viên thông qua các mạng xã hội để có thể biết thêm về tính cách của họ. Người tiến cử ứng viên phải là người đáng tin cậy và có uy tín thì việc tiến cử mới có giá trị. Bên cạnh đó việc tiến cử này phải được thực hiện ngay khi ứng viên này tham gia ứng tuyển.

Xem thêm: Nhận Biết Ứng Viên Tiềm Năng

Lý do mà bạn vẫn chưa được thăng chức

Đối với mỗi người tìm được công việc phù hợp như mong muốn là điều tuyệt vời nhất, một công việc phù hợp giúp bạn hăng say làm việc, đam mê đối với công việc, hoàn thành tốt công việc và điều quan trọng là bạn tìm được cảm hứng, niềm vui thực sự mà công việc đem đến, một mức lương cao so với các công việc khác, một môi trường làm việc chuyên nghiệp và thân thiện, bạn đã cống hiến cho sự nghiệp phát triển của công ty thế nhưng sếp thì  cứ ngó lơ không thăng chức cho bạn trong khi nhiều người khác mới vào làm đã được thăng chức, bạn cảm thấy khó chịu vì điều đó, bạn nên làm gì bây giờ thay vì ôm cục hận, buồn chán, thất vọng.

Đối với mỗi cá nhân để được thăng chức không chỉ vì họ giỏi chuyên môn, hoàn thành tốt công việc và họ còn là cá nhân có tố chất, có kỹ năng cũng như khả năng tư duy của bạn, vì vậy hãy khoan nóng nảy mà làm mất đi uy tín cá nhân của bạn, hãy bình tâm xem xét lại bản thân mình đã xứng đáng với vị trí đó chưa.

Xem thêm: Tại Sao Bạn Không Được Thăng Chức?

Kỹ năng xác định đạo đức nghề nghiệp là một yếu tố tất yếu

Luôn luôn phấn đấu xuất sắc

Đây là nguyên tắc đầu tiên để đạt được sự thành công trong bất cứ nỗ lực nào mà bạn thực hiện,  điều này là chất lượng mà bạn thể hiện trong công việc mà bạn chịu trách nhiệm . Hoàn thành xuất sắc mọi công việc được giao phó và do đó vượt qua các tiêu chuẩn thông thường, điều này phải được thực hiện như một thói quen  để tạo một ấn tượng tốt cho sếp và đồng nghiệp của bạn.Chất lượng công việc chính là nền tảng quan trọng trong các yếu tố xác định đạo đức nghề nghiệp.

Hãy là người đáng tin cậy

Trong  xã hội ngày nay, niềm tin là một vấn đề to lớn và bất kỳ nhân viên nào thể hiện sự tin cậy là người có tính chuyên nghiệp và đáng được ngợi khen. Đáng tin cậy trong việc thực hiện một nhiệm vụ được giao và là một nhân tố không thể thiếu trong công việc biến bạn trở thành một nhân tố quan trọng. Để giành được niềm tin của sếp và các đồng nghiệp của bạn, giá trị và tính toàn vẹn phải được chứng minh qua thời gian. 

Xem thêm: Các Yếu Tố Xác Định Đạo Đức Nghề Nghiệp 

Viecoi.vn: Website hỗ trợ nhà tuyển dụng đăng tin miễn phí

Đăng ký tài khoản tuyển dụng nhanh tại đây

Từ khoá:

Kỹ Năng Tuyển Dụng Đạo Đức Nghề Nghiệp

Nhiều người đọc

1

TẠI SAO CẦN PHẢI ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP?

Sinh viên tốt nghiệp những ngày này đối phó với một lượng đáng kể áp lực khi bước ra khỏi cánh cổng đại học. Họ quyết tâm tạo nên một thành công của bản thân và thực hiện những bước đầu tiên trên bậc thang của công ty. Mặc dù vậy, nó đang trở nên rõ ràng rằng phần lớn các sinh viên không có một ý tưởng rõ ràng về những gì họ muốn ra khỏi cuộc sống và sự nghiệp của họ. Trên thực tế, 57% học sinh không có kế hoạch nghề nghiệp cụ thể sau khi tốt nghiệp.


2

SINH VIÊN LẬP KẾ HOẠCH CHO BẢN THÂN TRONG 5 NĂM TỚI NHƯ THẾ NÀO?

Nhìn lại khoảng thời gian trôi đi đều là một kế hoạch định sẵn, lúc còn là học sinh mục tiêu hướng đến là học giỏi các môn để đạt danh hiệu học sinh xuất sắc và sau đó là thi đỗ vào trường đại học và chọn ngành nghề học mà mình mơ ước.


3

MỐI QUAN HỆ XÃ HỘI LÀ GÌ? TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÁC MỐI QUAN HỆ XÃ HỘI

Mối quan hệ xã hội là gì? Tìm hiểu vai trò và lợi ích của các mối quan hệ trong công việc và cuộc sống, cùng cách xây dựng kết nối bền vững, hiệu quả.


4

TẠI SAO PHẢI LÀM VIỆC THEO NHÓM? LỢI ÍCH CỦA LÀM VIỆC NHÓM LÀ GÌ?

Chúng ta đang ở trên một thế giới ngày càng phát triển và công việc cũng ngày càng phong phú, và đa dạng hơn. Hiện nay có rất nhiều những hoạt động tham gia theo nhóm như teambuilding, nó giúp chúng ta gần nhau và hiểu nhau hơn và tạo thành một sức mạnh lớn. Tại sao phải làm việc theo nhóm? Đây là câu hỏi của rất nhiều người khi học đang làm việc độc lập quen. Rõ ràng là khi chúng ta không biết lợi ích của làm việc theo nhóm thì chúng ta chưa thấy được những hiểu quả mà nó mang lại.


5

CÁCH NÓI CHUYỆN HAY ĐỂ THU HÚT KHÁCH HÀNG TRONG LẦN ĐẦU TIÊN

Khách hàng luôn đánh giá doanh nghiệp qua những người bán hàng chuyên nghiệp và có năng lực. Như vậy, cách nói chuyện hay và thu hút khách hàng qua điện thoại hay trực tiếp rất quan trọng. Theo quan điểm của bản thân thấy rằng nói chuyện hay chính là kỹ năng giao tiếp


6

CÔNG VIỆC DÀNH CHO NHỮNG NGƯỜI THÍCH GIAO TIẾP

Chọn mục tiêu nghề nghiệp tốt có nghĩa là tìm kiếm nghề nghiệp mang đến cho bạn cơ hội thành công cao và đạt được sự hài lòng công việc. Nhưng tốt (và thành công!) ở đây  cũng có nghĩa là bạn cần những kỹ năng, sở thích cụ thể phù hợp với nhiệm vụ sự nghiệp mơ ước này.


7

Thành Công Là Gi? Tại Sao Phải Thành Công Trong Cuộc Sống?

Thành công là gì? Làm sao để đạt được nó? Bài viết giúp bạn hiểu rõ hơn về hành trình và giá trị thật sự của sự thành công.


8

KỸ NĂNG PHỤC VỤ KHÁCH HÀNG TRONG NHÀ HÀNG

Các bạn thân mến, bất cứ một ngành nghề nào cũng cần phải có những kĩ năng nhất định để đi xa hơn đối với nghề nghiệp hiện tại, đó là những điều tất yếu phải có nếu bạn muốn tồn tại trong ngành nghề đó. Đối với ngành nhà hàng cũng không ngoại lệ, cho dù bạn chỉ là một thành viên phục vụ bàn ăn trong nhà hàng thì bạn cũng cần phải có những kĩ năng để giao tiếp và phục vụ khách hàng. Vậy cách phục vụ của bạn đối với khách hàng trong nhà hàng ra sao và cần làm những gì? hãy cùng tìm hiểu nhé


9

Cách Giao Tiếp Tốt Cho Người Ít Nói: 5 Bước Rèn Luyện Tự Tin và Hiệu Quả

Bạn là người rụt rè, ngại nói chuyện? Khám phá cách giao tiếp tốt cho người ít nói qua 7 bước rèn luyện giúp bạn tự tin, cải thiện kỹ năng xã hội và mở rộng các mối quan hệ hiệu quả.


10

MỤC TIÊU NGHỀ NGHIỆP - ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP TRONG 5 NĂM TỚI

Trong môi trường việc làm cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, việc đặt ra mục tiêu cho tương lai là việc hết sức quan trọng. Bạn nên có sự định hướng nghề nghiệp trong 5 năm để có thể có được chiến lược ngắn hạn, giúp bạn có được mục tiêu phấn đấu hướng tới thành công


 

Gợi ý việc làm