Đang xử lý
08/03/2022
25/11/2024
5152 lượt xem
Nội dung
Ý thức kỷ luật trong doanh nghiệp là gì?
Một tổ chức, doanh nghiệp tốt là kết quả của một tập thể có văn hóa kỷ luật cao và luôn duy trì sự cam kết đối với các mục tiêu chung của tổ chức. Ý thức tổ chức kỷ luật trong doanh nghiệp là các thành viên trong doanh nghiệp có hành vi trật tự trong việc tuân thủ các quy tắc và quy định của tổ chức nhằm bám chắc kế hoạch, chiến lược chung của công ty.
Khi nhắc đến ý thức kỷ luật thì nhiều người lại nghĩ rằng đó là những quy tắc cứng nhắc và tổ chức buộc họ phải tuân thủ nếu vi phạm sẽ chịu hình thức kỷ luật rất nặng. Đây là tư duy đã cũ không còn chính xác vì như vậy sẽ làm nhân sự không có động lực làm việc, tạo áp lực và mất sự trung thành. Tư duy hiện đại là đào tạo những cá nhân có ý thức kỷ luật tự giác, có trách nhiệm với bản thân và với tổ chức.
Quy trình tổ chức kỷ luật trong doanh nghiệp
Mục tiêu của công ty là gì? Việc xây dựng ý thức tổ chức kỷ luật sẽ mang lại cho công ty những lợi ích như thế nào?...Từ một số câu hỏi đó, bạn có thể xác định rõ phương hướng, quy định rõ ràng hơn cho công ty và giải quyết được vấn đề của công ty.
Lập thêm một danh sách quy tắc và quy trình làm việc cho nhà quản lý, có một biểu mẫu văn bản chung dành cho nhà quản lý khi xử lý nhân viên vi phạm kỷ luật và một tiêu chuẩn đánh giá chung cho cấp quản lý. Có một hệ thống phần mềm xem xét lại lịch sử xử phạt nhân viên giữa nhà quản lý và cấp trên. Luôn có hệ thống đánh giá cho nhà quản lý và những đãi ngộ để họ cải thiện chất lượng nhân viên, nâng cao tinh thần làm việc.
Lập một danh sách quy tắc cho công ty bao gồm: Hợp đồng, trang phục, hành vi, năng suất, giờ giấc hoạt động,... một cách chi tiết, rõ rằng bằng văn bản. Sau khi có được văn bản đầy đủ các quy tắc, hãy phổ biến đến các nhân viên. Các quy tắc sẽ luôn được xem xét và cập nhật, chỉnh sửa định kì nếu có sai sót hay không hợp lý.
Trong các văn bản quy tắc được phổ biến đến toàn thể nhân viên, sẽ đề ra hình thức kỷ luật và mức độ cho từng vi phạm. Đối với một số trường hợp sẽ có kì họp định kỳ và sẽ có những quyết định kỷ luật riêng.
Có hệ thống lưu trữ hồ sơ nhân viên và văn bản báo cáo, lịch sử vi phạm để sự kỷ luật được diễn ra minh bạch, rõ ràng và công bằng giữa mọi người. Việc lưu trữ hồ sơ cũng dễ dàng giúp các cấp quản lý theo dõi, xem xét một cách chính xách hơn.
Các hình thức kỷ luật trong doanh nghiệp
Có hai hình thức về kỷ luật: kỷ luật tích cực và kỷ luật tiêu cực
Hình thức kỷ luật tích cực có nghĩa là mỗi cá nhân tự ý thức và trách nhiệm tuân thủ theo quy định của tổ chức đề ra một cách tự nguyện. Điều này có thể đạt được khi kết hợp được động lực tích cực cùng sự lãnh đạo phù hợp của quản lý. Các kỷ luật này bao gồm: khiển trách bằng miệng, văn bản, đình chỉ
Hình thức kỷ luật tiêu cực được gọi là kỷ luật có hình phạt. Những hình phạt được áp dụng nhằm buộc mỗi cá nhân phải tuân theo các quy định được đề ra của doanh nghiệp. Mục tiêu của việc này là bảo đảm nhân viên sẽ không vi phạm hoặc tái phạm các quy định tổ chức. Các kỷ luật này bao gồm: cắt giảm lương, giáng chức, sa thải,...
Kỷ luật là sự cần thiết cho việc vận hành trơn tru của một tổ chức. Không có một quy tắc kỷ luật, doanh nghiệp không khó có thể tồn tại và phát triển. Lợi ích của việc có ý thức tổ chức kỷ luật trong doanh nghiệp sẽ mang lại:
Tăng hiệu quả công việc và năng suất làm việc của nhân viên
Tạo ra một môi trường tôn trọng con người, công bằng
Phát triển, rèn luyện nhân viên tinh thần tự giác, kỷ luật bản thân
Đảm bảo đội ngũ nhân viên làm việc nhóm hiệu quả và gắn kết
Có được sự thống nhất, bám sát mục tiêu của tổ chức
Đưa ra những hướng giải quyết để nhân viên có thể quyết định hành vi của mỗi cá nhân hoặc trách nhiệm trong các công việc của tổ chức.
Viecoi.vn: Tìm việc làm - Đăng tin tuyển dụng miễn phí
Đăng ký tài khoản tuyển dụng nhanh tại đây
Để trở thành người lãnh đạo vĩ đại, tốt và được mọi người nể phục không phải là điều dễ dàng, không chỉ tài năng mà bạn cần phải có những yếu tố nhất định để trở thành người thành công với cương vị là nhà lãnh đạo.
Không cần phải bỏ ra quá nhiều tiền để động viên, khích lệ nhân viên, nhưng việc nâng cao giá trị của công ty và tôn trọng những giá trị của nhân viên là điều cần thiết vì nhờ có nhân viên mà doanh nghiệp mới có thể thành công. Người lãnh đạo biết cách động viên, khích lệ sẽ giúp cho việc kinh doanh thuận lợi hơn.
Nói về nơi làm việc, chúng ta chỉ có hai loại môi trường làm việc: nơi nhân viên muốn làm việc và nơi nhân viên không muốn làm việc.
Doanh nghiệp của bạn chưa có các quy tắc rõ ràng? Bạn không biết phải làm gì để đưa công ty đi theo quỹ đạo ổn định? Bạn không biết làm thế nào để xây dựng một kỷ luật chung cho công ty? Những thông tin chia sẽ dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề mà doanh nghiệp hiện tại đang mắc phải.
Trong quy trình quản trị nhân sự, đánh giá hệ thống nhân sự là một phần không thể thiếu và được thực hiện liên tục hàng tháng, hàng quý và hàng năm, đánh giá để nắm được hiệu suất làm việc của toàn bộ hệ thống, cũng như của từng nhân viên trong công ty, từ đó có những biện pháp, chiến lược nhân sự phù hợp.
Văn hóa công sở và ứng xử nơi công sở luôn là đề tài nóng mọi lúc mọi nơi, công sở là gia đình thứ hai của bạn, đôi khi thời gian ở công sở còn nhiều hơn thời gian bạn ở nhà.
Thăng tiến trong công ty Nhật luôn là vấn đề được nhiều bạn trẻ Việt Nam quan tâm. Vì vậy, khi tìm việc làm tại công ty Nhật Bản bạn cần nắm rõ vài nguyên tắc ở môi trường này
Người lãnh đạo giỏi không phải là người làm cho nhân viên phải sợ mình bởi quyền lực và tiền bạc, họ phải là người được mọi người trong công ty kính trọng và yêu mến, đó là điều không phải dễ dàng gì nhưng cũng không phải là điều quá khó khăn, một trong những nhân tố quan trọng của người lãnh đạo công ty là phải biết cách truyền cảm hứng, truyền lửa cho nhân viên, để họ hăng say làm việc cống hiến cho sự phát triển của công ty.
Một nhà lãnh đạo giỏi luôn có những hành động khác biệt, khác biệt để thành công, họ là những người luôn muốn rút ngắn khoảng cách giữa nhân viên với lãnh đạo để tạo được sự đồng thuận cao nhất, luôn quan tâm đến nhân viên của mình, truyền cảm hứng và khuyến khích nhân viên của mình làm việc hiệu quả, đối với họ khuyến khích là một việc làm thông minh và cần thiết đối với mỗi lãnh đạo công ty, và đó được xem như một nghệ thuật đòi hỏi sự khéo léo và kiến thức.
Vai trò của sếp là lãnh đạo nhân viên đạt được mục tiêu. Vì thế sếp phải biết cách truyền cảm hứng để nhân viên có động lực hoàn thành nhiệm vụ của họ.